Một số văn bản quan trọng có hiệu lực trong tháng 12/2019

https://trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu một số văn bản pháp luật quan trọng có hiệu lực trong tháng 12 năm 2019 như: Chính sách đối với CBCCVC,  xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực ngân hàng, ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân…

1. Chính sách đối với CBCCVC công tác ở vung có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn

Ngày 08/10/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, có hiệu lực 01/12/2019.

Theo đó, án bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Văn bản mới có hiệu lực
Tổng hợp văn bản có hiệu lực trong tháng 12/2019

2. Xử phạt hành chính hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Ngày 26/9/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, có hiệu lực 01/12/2019.

Theo đó,  Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

– Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

– So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung…

3. Hộ nghèo, người có công cách mạng được ghi nợ tiền sử dụng đất

Ngày 26/10/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực 10/12/2019.

Theo đó, Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai; được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này.

Quy định về ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân
Quy định về ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân

Trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.

4. Phạt cảnh cáo đối với hành vi mua, bán ngoại tệ dưới 1000 đô la Mỹ

Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2019/NĐ-CP   Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, có hiệu lực 31/12/2019.

Theo đó,  Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau  mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

– Mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua bán có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

– Thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

5. Quy định cấp Giấy chứng sinh cho trẻ sinh ngoài cơ sở khám, chữa bệnh

Ngày 27/9/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư 27/2019/TT-BYT sửa đổi Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, có hiệu lực 01/12/2019.

Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.

Rubi

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Tin mới

ĐIỀU LỆ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

ĐIỀU LỆ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *