Quyết định số 1214/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP

Ngày 29/4/2020 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Tam Đại giới thiệu toàn văn Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND  tỉnh Quảng Nam.

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục đích
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 42/NQ-CP) và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg).
II. Yêu cầu
1. Trên cơ sở bám sát nội dung quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, quá trình thực hiện phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, chỉ hỗ trợ cho đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 kịp thời, đầy đủ; không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
2. Xác định rõ trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian hoàn thành việc giải quyết từng chính sách hỗ trợ.
3. Có sự tham gia, giám sát, phối hợp chặt chẽ của Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội; tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc giám sát quá trình lập danh sách đối tượng thụ hưởng và việc triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.

5. Có phương thức chi hỗ trợ phù hợp, kịp thời, thuận lợi cho đối tượng được hưởng chính sách; đảm bảo thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
B. CÁC NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của đại dịch  Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có đại dịch Covid-19.
2. Nhà nước, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho dân.
3. Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên tại Nghị quyết số 42/NQ-CP thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
4. Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tại Nghị quyết số 42/NQ-CP.
5. Nguồn kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động trên địa bàn tỉnh được bảo đảm từ các nguồn tài chính hợp pháp của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam và được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
C. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
I. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
1. Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện); Trung tâm Văn hóa, Thể thao – Truyền thanh, truyền hình huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2020.
II. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.
1. Hỗ trợ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh/Bảo hiểm xã hội cấp huyện; Cục Thuế tỉnh /Chi cục Thuế cấp huyện; Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai; Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp Chu Lai; Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng; Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam; các Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; tổ chức công đoàn cơ
sở của doanh nghiệp (nếu có).
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/7/2020.
d) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Bộ luật Lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Bộ luật Lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
– Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020.
– Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
– Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31/3/2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
đ) Mức và thời gian hỗ trợ
– Mức hỗ trợ: 1.800.000 đồng/người/tháng.
– Hỗ trợ hằng tháng theo thời gian thực tế người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương nhưng không quá 03 tháng.
– Thời gian hỗ trợ theo thực tế, tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.
e) Hồ sơ đề nghị, gồm:
– Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định do doanh nghiệp lập;được tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận (theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này).
– Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

– Bản sao Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp.
g) Trình tự, thủ tục thực hiện
– Doanh nghiệp lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định;
đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận vào Danh sách đã lập (theo Mẫu số 01).
– Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và gửi doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở.
– Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Chi cục Thuế cấp huyện, các ngành, đơn vị liên quan rà soát, thẩm định, chấm trùng và trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
– Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện chi trả cho đối tượng.
2. Hỗ trợ hộ kinh doanh.
a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính; Cục Thuế tỉnh/Chi cục Thuế cấp huyện; các cơ quan, đơn vị, hộ kinh doanh có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/7/2020.
d) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: Là hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau:
– Doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
– Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả
– Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/hộ/tháng.
– Thời gian hỗ trợ theo thời gian tạm ngừng kinh doanh thực tế, tính từ ngày 01/4/2020 (tối đa không quá 03 tháng).
– Phương thức chi trả: Hỗ trợ theo hằng tháng.
e) Hồ sơ đề nghị
– Đề nghị hỗ trợ của hộ kinh doanh (theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này).
– Bản sao Thông báo nộp thuế theo Mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
g) Trình tự, thủ tục thực hiện
– Hộ kinh doanh làm đề nghị hỗ trợ (theo Mẫu số 02) gửi UBND cấp xã.
– Trong 05 ngày, UBND cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.
– Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện và các cơ quan liên quan thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).
– Trong 03 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra, chấm trùng và trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
– Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ kinh doanh. Trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Liên đoàn Lao động tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh /Bảo hiểm xã hội cấp huyện; Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai; Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp Chu Lai; Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng; Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam; các Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/7/2020.d) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Người lao động được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01/4/2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả
– Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
– Thời gian hỗ trợ: Theo thực tế chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 (tối đa không quá 03 tháng).
– Phương thức chi trả: Hỗ trợ theo hằng tháng.
e) Hồ sơ đề nghị
– Đề nghị hỗ trợ của người lao động (theo Mẫu số 03 kèm Quyết định này).
– Bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp không có Sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động nêu rõ lý do trong Giấy đề nghị, đồng thời phải có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
g) Trình tự, thủ tục thực hiện
– Người lao động làm đề nghị hỗ trợ (theo Mẫu số 03) gửi UBND cấp xã .
– UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sáchtrình UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).
– Trong 03 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, kiểm tra, chấm trùng và trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

– Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.
a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Sở Công thương; Công an tỉnh/Công an địa phương; các cơ quan, đơn vị liên quan; các tổ chức chính trị – xã hội; cộng đồng dân cư nơingười lao động có nhu cầu hỗ trợ cư trú hợp pháp.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/7/2020.
d) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
– Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
+ Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/6/2020;
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương;
+ Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
đ) Mức, thời gian và phương thức chi trả
– Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
– Thời gian hỗ trợ: Theo thực tế mất việc làm của người lao động, tính từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 (tối đa không quá 03 tháng).
e) Phương thức chi trả: Hỗ trợ theo hằng tháng.
g) Hồ sơ đề nghị
Đề nghị hỗ trợ của người lao động (theo Mẫu số 04 kèm theo Quyết định này).

h) Trình tự, thủ tục thực hiện
– Người lao động làm đề nghị hỗ trợ (theo Mẫu số 04) gửi UBND cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một huyện của tỉnh Quảng Nam; không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại.
– Trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).
– Trong 03 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ, kiểm tra, chấm trùng và trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
– Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; căn cứ Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Lưu ý: Riêng đối với người bán lẻ sổ xố lưu động thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
– Đối với những người bán lẻ xổ số lưu động trên địa bàn, đồng thời thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, UBND xã thực hiện chi trả cho đối tượng theo điểm 2.6, điểm 2.7, Mục II tại Quyết định này.
Đồng thời, UBND xã lập danh sách trình phê duyệt theo trình tự, thủ tục nêu trên và cung cấp danh sách đối tượng, gửi Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam để Công ty thực hiện cấp bù chênh lệch, chi trả cho đối tượng theo đúng mức quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
– Đối với những người bán lẻ xổ số lưu động trên địa bàn không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam thực hiện chi trả theo đúng quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg; hạch toán kinh phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(Có các Phụ lục 1, 2 đính kèm Kế hoạch này).

5. Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Bưu điện tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành việc chi trả một lần tiền hỗ trợ cho người có công trước ngày 15/5/2020.
d) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4 năm 2020 (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng tháng); cụ thể như sau:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (LTCM);
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (TKN);
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (MAH);
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (AHLLVT);
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (TB);
+ Thương binh loại B đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (TB B);
+ Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động do ngành Bảo hiểm xã hội chi trả (không hưởng trợ cấp thương tật do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chi trả) (TB MSLĐ);
+ Bệnh binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (BB);
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (CĐHH);
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (TĐ);
+ Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (CCCM).
– Thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng:
+ Thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Tuất LTCM);
+ Thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng(Tuất TKN);
+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Tuất LS);
+ Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Tuất TB);
+ Thân nhân của thương binh loại B đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Tuất TB B);
+ Thân nhân của bệnh binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Tuất BB);
+ Thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Tuất CĐHH);
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (Con CĐHH).
* Lưu ý: Không lập danh sách hỗ trợ theo Mẫu số 05 đối với các nhóm đối tượng sau đây:
– Vợ hoặc chồng liệt sỹ có chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
– Người phục vụ: Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
– Đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại:
+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
+ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân, đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Camphuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
– Đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
đ) Mức, thời gian hỗ trợ, phương thức chi trả

– Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng.
– Thời gian hỗ trợ: 03 tháng, kể từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020.
– Phương thức chi trả: Thực hiện chi trả một lần.
e) Trình tự, thủ tục thực hiện
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng (tính đến tháng 4/2020) lập danh sách người có công và thân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo các nhóm đối tượng nêu trên phối hợp UBND cấp xã kiểm tra, rà soát những trường hợp đã chết, chuyển đi, chấm trùng danh sách đối tượng được hỗ trợ, tránh trường hợp trùng hưởng hoặc bỏ sót đối tượng; hoàn thiện danh sách đối tượng (theo Mẫu số 05); trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
– Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách,kinh phí hỗ trợ (kèm theo Mẫu số 06); căn cứ Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ký kết hợp đồng với Bưu điện cấp huyện để tổ chức chi trả cho các đối tượng. Trong quá trình chi trả, nếu phát hiện có trùng hưởng hoặc đã chết hoặc đã chuyển đi thì nhân viên Bưu điện cấp huyện không thực hiện hỗ trợ và thông báo cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Đối với người có công với cách mạng và thân nhân đang được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm lập danh sách đối tượng (theo Mẫu số 05) gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hội An để tổng hợp, đề nghị hỗ trợ theo trình tự như trên.
6. Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng.
a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Bưu điện tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành việc chi trả một lần tiền hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trước ngày 15/5/2020.
d) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Là đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng; trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội tháng 4 năm 2020.
– Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng.
– Thời gian hỗ trợ: 03 tháng, kể từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020.
đ) Phương thức chi trả: Thực hiện chi trả một lần.
e) Trình tự, thủ tục thực hiện

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng (tính đến tháng 4/2020) lập danh sách đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng (theo Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội); phối hợp UBND cấp xã kiểm tra, rà soát những trường hợp đã chết, chuyển đi, chấm trùng danh sách đối tượng được hỗ trợ, tránh trường hợp trùng hưởng hoặc bỏ sót đối tượng; hoàn thiện danh sách đối tượng (theo Mẫu số 07), trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê
duyệt.
– Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ (kèm theo Mẫu số 07a); căn cứ Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ký kết hợp đồng với Bưu điện cấp huyện để tổ chức chi trả cho các đối tượng. Trong quá trình chi trả, nếu phát hiện có trùng hưởng hoặc đã chết hoặc đã chuyển đi thì nhân viên Bưu điện cấp huyện không thực hiện hỗ trợ và thông báo cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
7. Hỗ trợ đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
a) Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành việc chi trả một lần tiền hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trước ngày 15/5/2020.
d) Đối tượng, điều kiện
Là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31/12/2019 của địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận theo chuẩn nghèo quốc gia quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Mức và thời gian hỗ trợ
– Mức hỗ trợ: 250.000 đồng/khẩu/tháng.
– Thời gian hỗ trợ: 03 tháng, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020.
– Phương thức chi trả: Thực hiện chi trả một lần.
e) Trình tự, thủ tục thực hiện
– Căn cứ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31/12/2019 đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận, UBND cấp xã rà soát, xác định những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã đang quản lý tạithời điểm xem xét, giải quyết chính sách hỗ trợ; gửi danh sách (theo các Mẫusố 08, 09 kèm theo Quyết định này) đến UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

– Trong 03 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp UBND cấp xã kiểm tra, rà soát những trường hợp đã chết, chuyển đi, chấm trùng danh sách đối tượng được hỗ trợ, tránh trường hợp trùng hưởng hoặc bỏ sót đối tượng; hoàn thiện, lập danh sách đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng chính sách (theo các Mẫu số 08, 09); trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
– Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; căn cứ Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng. Trong quá trình chi trả, nếu phát hiện có trùng hưởng hoặc đã chết hoặc đã chuyển đi thì UBND cấp xã không thực hiện hỗ trợ và báo cáo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
8. Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.
a) Đơn vị chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Nam;; Bảo hiểm xã hội tỉnh/Bảo hiểm xã hội cấp huyện; Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai; Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp Chu Lai; Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng; Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam; các Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan; tổ chức công đoàn cơ sở của doanh nghiệp (nếu có).
c) Thời gian thực hiện: Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.
d) Đối tượng, điều kiện vay vốn

Là người sử dụng lao động có đủ các điều kiện sau:
– Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.
– Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
– Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
đ) Hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn
– Hồ sơ đề nghị theo các Mẫu số 11, 12 kèm theo Quyết định này.

– Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
– Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan  thẩm định, tổng hợp danh sách (theo các Mẫu số 13, 14 kèm theo Quyết định này) trình Chủ tịch UBND cấp huyện duyệt ký.
– Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh sách; gửi Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và người sử dụng lao động trong danh sách. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Phê duyệt cho vay và tổ chức giải ngân

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ vay vốn và Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phê duyệt cho vay theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Trường hợp không cho vay  thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.
III. Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.
1. Thành lập các Tổ công tác phụ trách từng địa bàn để tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
b) Đơn vị phối hợp: Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2020.
2. UBND huyện phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 ở địa phương, cơ sở.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết (trường hợp vượt thẩm quyền) các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về nội dung Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định này trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện thống nhất việc hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP; bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động thực hiện việc tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại điểm 1, Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP.
d) Tham mưu UBND tỉnh thành lập các Tổ Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP cấp tỉnh; thành phần gồm có đại diện bộ phận chuyên môn của các Sở, ngành liên quan (Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội); mời đại diện Liên đoàn Lao động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… tham gia), kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.
đ) Theo dõi, đánh giá, định kỳ vào chiều thứ sáu hàng tuần, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc cân đốinguồn, tham mưu phân bổ kinh phí trên cơ sở tổng hợp, đề xuất của Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội tỉnh, đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ;cân đối kinh phí hỗ trợ thanh toán phí chi trả cho Bưu điện, để thực hiện chi trả tiềnhỗ trợ đối với các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP; hướngdẫn thực hiện việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành”

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơquan, đơn vị liên quan hướng dẫn việc cân đối, bố trí, phân bổ ngân sách đểđảm bảo kinh phí để các địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ; bố tríkinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, rà soát, giám sát, kiểm tra;tham mưu mức phí thanh toán phí chi trả cho cơ quan Bưu điện để thực hiện chi trảtiền hỗ trợ đối với người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợcấp ưu đãi hằng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hộihằng tháng tại cộng đồng quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP; hướng dẫn thựchiện việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhànước và các quyết định hiện hành.

c) Kết thúc đợt chi trả, xác định nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ,phần ngân sách địa phương đảm bảo, phần đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ;tổng hợp, báo cáo (kèm theo bảng kê chi tiết các quyết định chi ngân sách địaphương có xác nhận số thực chi từ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước) gửiBộ Tài chính tổng hợp, cân đối.
d) Hướng dẫn Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam bố trícác nguồn tài chính hợp pháp của Công ty để hỗ trợ những người bán lẻ xổ sốlưu động trên địa bàn tỉnh và hạch toán kinh phí này vào chi phí theo hướngdẫn của Bộ Tài chính.
đ) Cân đối nguồn, tham mưu phân bổ kinh phí chi trả cho người lao độngđủ điều kiện hưởng chính sách quy định tại điểm 1, Mục II Nghị quyết số42/NQ-CP, trên cơ sở tổng hợp, đề xuất của Sở Lao động – Thương binh và Xãhội.
e) Hướng dẫn cấp huyện chi hỗ trợ người lao động làm việc theo hợp đồng laođộng phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc khônghưởng lương đủ điều kiện hưởng chính sách quy định tại điểm 1, Mục II Nghị quyếtsố 42/NQ-CP theo đề nghị của doanh nghiệp.
g) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan,đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết hoặc đề xuất, thammưu cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trìnhtriển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP trên địa bàn tỉnh.
h) Định kỳ vào sáng thứ sáu hàng tuần phối hợp với Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội tổng hợp kinh phí thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.

3. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khaithực hiện việc cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việccho người lao động (quy định tại điểm 2, Mục II, Nghị quyết số 42/NQ-CP)theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
b) Chủ động làm việc với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh QuảngNam để nắm thông tin về doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không có nợ xấu tạicác tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày31/12/2019 phục vụ công tác cho vay đối với người sử dụng lao động vay vốntrả lương ngừng việc đối với người lao động theo quy định tại Nghị quyết số42/NQ-CP.
c) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan,đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra quá trình triển khai thực hiệnNghị quyết 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh; địnhkỳ vào sáng thứ sáu hàng tuần gửi kết quả thực hiện về Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện việc xác nhận danh sách các đối tượng được hưởngchế độ quy định tại điểm 1, 2 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, quyếtđịnh và giải quyết tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quyđịnh tại điểm 1, Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP.
c) Thực hiện việc xác nhận về đối tượng, thời gian tham gia bảo hiểm xãhội… để chủ sử dụng lao động, người lao động làm hồ sơ hưởng các chínhsách liên quan quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP (trên địa bàn thành phốTam Kỳ).
d) Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện các công việc sau:
– Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tàichính – Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị liên quan: Thẩm định, tổng hợp danhsách và kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7 MụcII Nghị quyết số 42/NQ-CP trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt; thẩmđịnh, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt kết quả thẩm định người sửdụng lao động đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc cho người laođộng quy định tại điểm 2, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.
– Thực hiện việc xác nhận về đối tượng, thời gian tham gia bảo hiểm xãhội… để chủ sử dụng lao động, người lao động làm hồ sơ hưởng các chínhsách theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP (đối với địa bàn các huyện, thịxã, thành phố – trừ thành phố Tam Kỳ).
đ) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan,đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra quá trình triển khai thực hiệnNghị quyết 42/NQ-CP trên địa bàn tỉnh; định kỳ vào sáng thứ sáu hàng tuần,tổng hợp tình hình thực hiện gửi Sở Lao động – Thương binh và xã hội để tổng hợpbáo cáo UBND tỉnh.

5. Cục Thuế tỉnh: Chỉ đạo Chi cục Thuế cấp huyện thực hiện các nộidung công việc sau:
a) Cung cấp cho UBND cấp huyện danh sách hộ kinh doanh cá thể códoanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm trên địa bàn cấp huyện;
b) Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện và cáccơ quan, địa phương liên quan thẩm định danh sách hộ kinh doanh cá thể đủđiều kiện hưởng chính sách quy định tại điểm 3, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP; trình UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

c) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơnvị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện Nghịquyết 42/NQ-CP trên địa bàn tỉnh; định kỳ vào sáng thứ sáu hàng tuần tổnghợp tình hình gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh để tổng hợp báocáo UBND tỉnh.

6. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, Công an các địa phương phối hợpvới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan và các địaphương xác định về tình hình cư trú, tạm trú, tạm vắng của người lao độngkhông có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm trên địa bàn phục vụcông tác chi trả chính sách theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.
b) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính vàcác Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các công việcliên quan quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định này.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, cơ quan, đơn vịtổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về nội dung cũng như công tác triểnkhai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trêncác phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác.
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, công dân triển khai thực hiệncác giao dịch nộp hồ sơ đề nghị giải quyết các chính sách hỗ trợ theo Nghịquyết số 42/NQ-CP và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến tại Cổng dịchvụ công Quốc gia theo quy định.
8. Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Quảng Nam:
Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam cungcấp thông tin về doanh nghiệp không có nợ xấu trên địa bàn tỉnh đến thời điểm31/12/2019 phục vụ việc thẩm định hồ sơ cho vay đối với người sử dụng laođộng vay vốn trả lương ngừng việc đối với người lao động theo quy định tạiNghị quyết số 42/NQ-CP.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chịu trách nhiệm trước phápluật, trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn. Trong đó, tập trung cácnội dung sau:
a) Ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho cácđối tượng quy định tại điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP vàQuyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
b) Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách người sửdụng lao động đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc cho người laođộng quy định tại điểm 2, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.

c) Chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương (kết hợp với nguồn kinhphí được phân bổ) để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng nêu tại các điểm 1, 3, 4,5, 6, 7 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.
d) Chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợpvới Phòng Tài chính – Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấpxã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách quy định tại Nghịquyết số 42/NQ-CP; không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách,tham nhũng, tiêu cực, khiếu nại, khiếu kiện. Tham mưu UBND huyện banhành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Thành lập các Tổ Côngtác; phân công phụ trách (đứng điểm) các địa bàn để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.- Rà soát, thống kê, lập danh sách các đối tượng nêu tại điểm 3, 4, 5, 6, 7Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP; đặc biệt là các đối tượng người lao động khôngcó giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (quy định tại điểm 4, Mục IINghị quyết số 42/NQ-CP) làm cơ sở để kiểm tra, chấm trùng, thẩm định đối tượngđủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của UBND cấp xã/người sửdụng lao động (tùy theo từng đối tượng), rà soát, chấm trùng, tổng hợp trìnhChủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối tượngđủ điều kiện hưởng chính sách quy định tại điểm 1, 4 Mục II, Nghị quyết số42/NQ-CP.
– Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động có nhucầu vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động (quy định tại điểm2 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP) trình UBND cấp huyện phê duyệt kết quả thẩmđịnh.
– Tiếp nhận kết quả thẩm định của Chi cục Thuế cấp huyện đối với đốitượng quy định tại điểm 3, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP; rà soát, chấmtrùng trước khi trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinhphí hỗ trợ.
– Phối hợp với UBND cấp xã thực hiện việc rà soát, chấm trùng trướckhi trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợđối với các đối tượng sau: Người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưuđãi hằng tháng (quy định tại điểm 5, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP và Điều9 Chương V Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg); đối tượng bảo trợ xã hội đanghưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng (quy định tại điểm 6, Mục IINghị quyết số 42/NQ-CP) và những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo (quy
định tại điểm 7, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP).
* Lưu ý: Trước khi trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danhsách và kinh phí hỗ trợ các đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách quy địnhtại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quantiến hành rà soát, kiểm tra, chấm trùng để đảm bảo nguyên tắc: Đối tượng hỗtrợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên quy định tại Nghị quyết số42/NQ-CP thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
+ Thực hiện ký kết hợp đồng với Bưu điện cấp huyện để thực hiện chitrả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP cho hai nhóm đối tượng là: Ngườicó công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng vàđối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng.
đ) Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện:
– Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xãhộihuyện và các cơ quan, đơn vị liên quan: Rà soát, thẩm định, tổng hợp danhsách và kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7 MụcII Nghị quyết số 42/NQ-CP trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; thẩm định,trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt kết quả thẩm định người sử dụng laođộng đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động quyđịnh tại điểm 2, Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.
– Tham mưu cân đối, bố trí, phân bổ ngân sách để hỗ trợ cho các đốitượng quy định tại điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.

– Bố trí kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, rà soát, giámsát, kiểm tra và thanh toán phí chi trả cho Bưu điện cấp huyện để thực hiện chi trảtiền hỗ trợ đối với người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằngtháng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tạicộng đồng; hướng dẫn thực hiện việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quyđịnh của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hiện hành.
– Chuyển tiền cho UBND cấp xã để thanh toán cho các đối tượng quyđịnh tại điểm 3, 4, 7 Mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP.
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiệntrên địa bàn với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vào thứ sáu hàng tuần;trong đó, cần đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắcphát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương.
g) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý vàUBND cấp xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung cũng nhưcông tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số15/2020/QĐ-TTg, Quyết định này trên các phương tiện thông tin đại chúng vàcác hình thức phù hợp khác.
h) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn huy động cả hệ thống chínhtrị, thôn, khối phố, tổ dân phố trong việc rà soát, thống kê, tiếp nhận hồ sơ, xácnhận danh sách đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ (kể cả đốitượng người bán lẻ xổ số lưu động trên địa bàn đồng thời thuộc đối tượng bảotrợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo), tổng hợp gửi Phòng Lao động

– Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan thẩm định. Đồng thời thựchiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số42/NQ-CP trên địa bàn quản lý. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịchUBND cấp huyện về kết quả thực hiện.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, các cơquan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, địaphương triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các công việc liên quan quyđịnh tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
11. Giám đốc các doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác đối với danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồnglao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hồ sơ chứng minh không cònnguồn tài chính để trả lương và các hồ sơ vay vốn để trả lương ngừng việc đốivới người lao động khi đề nghị thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyếtsố 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg
12. Báo Quảng Nam; Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam;Cổng thông tin điện tử tỉnh; Trung tâm Văn hóa, thể thao-Truyền thanhtruyền hình cấp huyện có trách nhiệm:
Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi về Nghị quyết số42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Quyết định này và các nội dung liênquan trên các phương tiện thông tin đại chúng.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chứcchính trị – xã hội chỉ đạo Mặt trận, đoàn thể các cấp giám sát việc triển khaithực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; thành lập các TổGiám sát để giám sát, phản biện trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyếtsố 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
14. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam:
a) Bố trí các nguồn tài chính hợp pháp của doanh nghiệp để hỗ trợ nhữngngười bán lẻ xổ số lưu động đủ điều kiện hưởng chính sách theo Nghị quyết số42/NQ-CP và hạch toán kinh phí này vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tàichính.
b) Có trách nhiệm cung cấp danh sách các đối tượng bán lẻ vé xổ số lưuđộng (đối tượng là người Quảng Nam) cho Phòng Lao động – Thương binh vàXã hội huyện, thị xã, thành phố chấm trùng đối tượng.

c) Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam có trách nhiệm lậpdanh sách và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ cho người bán lẻ xổ số lưu độngtrên địa bàn tỉnh không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo,hộ cận nghèo.
d) Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện chi cấp bùchênh lệch cho đối tượng người bán lẻ xổ số lưu động thuộc đối tượng bảo trợxã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Trên đây là Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khókhăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợngười dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệpliên quan khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạchcụ thể để triển khaithực hiện ngay các nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch này đảm bảo đạt được các mụcđích, yêu cầu đã đề ra./.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Tin mới

Mặt trận tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác Mặt trận

Sáng ngày 23/4/2024, tại Hội trường xã Tam Đại diễn ra Hội nghị bồi dưỡng, …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *